Mỗi ngân hàng sẽ có những yêu cầu khác nhau, nhìn chung với vị trí giao dịch viên, bạn phải đáp ứng tốt ba yêu cầu cơ bản: kiến thức nền tảng về ngân hàng, kỹ năng mềm và lợi thế về ngoại hình. Trong bài viết này, List.vn sẽ gửi đến bạn 38 câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên hiệu quả nhất để bạn có thể tự tin trong lần phỏng vấn sắp tới vào vị trí Giao dịch viên như bản thân mong muốn!
Câu hỏi phỏng vấn cho chức danh Giao dịch viên:
Dưới đây là danh sách các câu hỏi phỏng vấn thường gặp và câu trả lời.
1. Vui lòng cho chúng tôi biết về bản thân bạn/anh/chị?
2. Những điểm mạnh lớn nhất của anh/chị là gì?
3. Những điểm yếu lớn nhất của anh/chị là gì?
4. Anh/chị mong muốn lương và các chế độ như thế nào?
5. Tại sao anh/chị lại rời bỏ công việc trước?
6. Hãy cho chúng tôi biết về mục tiêu nghề nghiệp của anh/chị?
7. Bạn biết gì về vị trí giao dịch viên?
Với câu này, bạn hãy làm bật lên 2 ý chính sau đây:
– Vị trí giao dịch viên là bộ mặt của Ngân hàng và là một bộ phận quan trọng của Ngân hàng. (Sở dĩ như vậy vì người phỏng vấn bạn chắc chắn là một Trưởng/Phó phòng giao dịch. Bạn phải cho họ thấy bạn rất tôn trọng bộ phận của họ)
– Những công việc chính của giao dịch viên. Cái này thì lại khá đơn giản, bạn có thể nêu những công việc chính sau: Giới thiệu sản phẩm cho khách hàng, Hỗ trợ khách hàng thực hiện các nghiệp vụ, Thực hiện các công việc khác được lãnh đạo yêu cầu…..
8. Theo bạn, đức tính gì quan trọng nhất với một Giao dịch viên?
Khi gặp câu hỏi này, hãy trả lời một cách dứt khoát : Dạ, theo em thì đức tính quan trọng nhất của giao dịch viên là “Nhẫn nại”. Bởi lẽ, Giao dịch viên là người làm việc trực tiếp với khách hàng. Nếu không có sự nhẫn nại, Giao dịch viên không thể giải thích một cách tường tận cho khách hàng hiểu các sản phẩm, nghiệp vụ của Ngân hàng được. Ngoài ra, theo em được biết thì Giao dịch viên là một công việc đòi hỏi phải đi sớm về muộn. Nếu không nhẫn nại, cần cù, chịu khó thì không thể đảm đương được ạ….
9. Tại sao tôi lại nên chọn bạn?
Khi trả lời câu này, hãy nhớ một nguyên tắc sau: Không bao giờ phô trương những thành tích các bạn có. Người phỏng vấn đã cầm hồ sơ của bạn thì đương nhiên họ biết bạn có thành tích gì. Bạn chỉ cần chỉ cho họ thấy răng : Bạn “phù hợp nhất” với công việc đó. Hãy trả lời thế này: Thưa anh, giao dịch viên là một công việc đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn và chăm chỉ. Em thấy rằng yêu cầu đó rất phù hợp với tính cách của bản thân mình. Em tin là với sự chỉ dạy của anh chị, em sẽ làm tốt công việc này. Vì vậy em đã không chọn một vị trí khác mà chọn vị trí Giao dịch viên để ứng tuyển ạ.
>> Tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn thường gặp của Vietcombank, BIDV, VietinBank và các ngân hàng khác
10. Bạn có ứng tuyển vào Ngân hàng khác không?
Dù có hay không apply vào ngân hàng khác thì bạn cũng cứ trả lời thế này: Thưa anh, em có ứng tuyển vào các ngân hàng khác. Tuy nhiên, được vào làm việc tại đây là một trong những mong ước lớn nhất của em. Vì vậy, nếu được anh chị nhận vào, em sẽ gắn bó lâu dài với ngân hàng ạ.
11. Hãy kể tên các sản phẩm của Ngân hàng Quân đội dành cho KHCN?
12. Nếu em được điều về địa phương làm thì em có làm không?
13. Chính sách của NHNN trong thời gian tới
14. Nếu bị áp chỉ tiêu huy động 2 (hoặc 3 hoặc 5) tỷ một tháng thì làm thế nào nếu không dùng đến mối quan hệ của người thân?
15. Nếu giao chỉ tiêu em tháng đàu tiên thử việc 2 tỷ/tháng huy động, em làm thế nào?
16. Nêu 3 tiêu chí mà MB hơn những Ngân hàng khác
17. (Với ứng viên nữ) Làm KHCN rất vất vả, em là nữ, em có làm được không?
18. Tại sao em học kế toán, em lại làm KHCN?
19. Có ba người cùng đến rút tiền gấp, đó là: 1 người già, một phụ nữ mang bầu, một người tàn tật. Bạn sẽ xử lý theo thứ tự thế nào?
20. Thay một trong 3 người trên bởi 1 người khách VIP, bạn sẽ xử lý như thế nào?
21. Khách hàng gọi điện đến Ngân hàng mắng về lỗi mà GDV nhầm lẫn gây ra, bạn không hề biết về lỗi của Giao dịch viên. Bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào?
22. Có một khách hàng VIP đến ngân hàng rút toàn bộ số tiền gửi để sang ngân hàng khác gửi với mức lãi suất cao hơn, em sẽ làm thế nào để giữ khách hàng đó lại?
23. Có bao nhiêu loại tài khoản ngân hàng mà em biết?
24. Sự khác biệt giữa doanh thu và thu nhập?
25. Vì sao một đồng tiền hôm nay lại có giá hơn một đồng ngày mai?
26. Bạn có biết gì về “tiền nhựa” không?
27. Làm thế nào để vừa đảm bảo tăng trưởng tín dụng theo kế hoạch của ngân hàng đặt ra cho bạn (là nhân viên tín dụng) vừa đảm bảo an toàn cho vốn vay?
28. Lĩnh vực hoạt động (kinh doanh, sản xuất) nào bạn ưu tiên trong việc tìm kiếm khách hàng của bạn? Vì sao?
29. Anh/chị đã học hỏi được những gì từ kinh nghiệm/công việc trước đây (hoặc một công việc cụ thể nào đó)?
30. Tại sao anh/chị lại ứng tuyển vào vị trí Giao dịch viên?
31. Theo anh/chị, thì 3 kỹ năng quan trọng nhất cho Giao dịch viên là gì?
32. Anh chị hãy nêu các công cụ, phương pháp được sử dụng cho Giao dịch viên là gì? Xin vui lòng giải thích làm thế nào để anh/chị sử dụng chúng?
33. ISO 9001 là gì, làm thế nào để anh/chị áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 cho công việc Giao dịch viên?
34. Anh chị hãy cho biết các lỗi thường gặp trong công việc Giao dịch viên? Và anh chị sẽ có giải pháp xử lý chúng như thế nào?
35. Hãy cho chúng tôi biết kinh nghiệm của anh/chị liên quan đến Giao dịch viên?
36. Anh/chị để làm gì để nâng cao kiến thức cho công việc Giao dịch viên?
37. Anh chị hãy mô tả tối đa 7 nguyên tắc làm việc của anh/chị?
38. Anh/chị có câu hỏi nào cho chúng tôi không?
Mẹo phỏng vấn cho Giao dịch viên
1. Tìm hiểu các loại câu hỏi phỏng vấn liên quan đến Giao dịch viên như:
Trong phần này, bạn có thể tham khảo:
60 câu hỏi phỏng vấn tiếng anh ngành ngân hàng hay nhất 2019
Tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn thường gặp của Vietcombank, BIDV, VietinBank và các ngân hàng khác
2. Chuẩn bị phỏng vấn:
• Hãy tìm hiểu kỹ về tiêu chuẩn cho công việc Giao dịch viên của từng nhà tuyển dụng và doanh nghiệp cụ thể
• Bạn cần xem xét mô tả công việc cho chức danh Giao dịch viên, nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn các câu hỏi như: bạn thực hiện công việc/nhiệm vụ đó như thế nào…Hãy chuẩn bị thật kỹ để có thể tự tin trả lời hết sức mình.
• Tìm hiểu quy trình phỏng vấn cho Giao dịch viên của từng nhà tuyển dụng, mỗi quy trình sẽ có yêu cầu khác nhau, quy trình phỏng vấn cũng thường liên quan đến các loại câu hỏi/hình thức phỏng vấn.