Bảng xếp hạng 10 thương hiệu đắt giá nhất Việt Nam năm 2018 – Theo Forbes Việt Nam danh sách này được thực hiện theo phương pháp đánh giá của Tạp chí Forbes toàn cầu, tính toán vai trò đóng góp của thương hiệu vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Những thương hiệu giá trị nhất là thương hiệu đạt mức doanh thu lớn trong các ngành mà thương hiệu đóng vai trò chủ đạo.
1. Công ty CP sữa Việt Nam (Vinamilk)
Đứng đầu trong dánh sách những thương hiệu đắt giá nhất tại việt Nam năm 2018 không ai khác chính là Công ty CP sữa Việt Nam – Vinamilk với 2,27 tỷ USD. Trong chặn đường hơn 40 năm phát triển, Vinamilk hiện là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa và chiếm lĩnh 54,5% thị phần sữa nước.
Vinamilk: Giá trị thương hiệu: 2,28 tỷ USD; Ngành: Sữa
2. Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel)
Viettel: Giá trị thương hiệu: 1,39 tỷ USD; Ngành: Viễn thông
Tập đoàn Viettel với 1,39 tỷ USD. Viettel là Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam và nằm trong Top 15 các công ty viễn thông toàn cầu về số lượng thuê bao.
Viettel đã liên tục làm bùng nổ dịch vụ viễn thông di động ở nhiều thị trường trên thế giới, sở hữu khoảng 100 triệu khách hàng, Viettel đã trở thành 1 trong 15 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất thế giới. Tập đoàn Viettel đã phát triển nhiều ngành nghề mới như ngành công nghiệp điện tử viễn thông, ngành công nghiệp vũ khí công nghệ cao, ngành công nghiệp an ninh mạng…
3. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)
Vị trí thứ ba thuộc về VNPT với 416 triệu USD. VNPT là doanh nghiệp Nhà nước chuyên đầu tư, sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính và viễn thông tại Việt Nam.
VNPT: Giá trị thương hiệu: 416 triệu USD; Ngành: Viễn thông
VNPT là Tập đoàn kinh tế nhà nước (Việt Nam) số 1 về lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông tại Việt Nam, được Chính phủ Việt Nam tin tưởng giao trọng trách là chủ đầu tư và là doanh nghiệp được quyền kinh doanh, vận hành và khai thác vệ tinh đầu tiên của Việt Nam, Vinasat-1 và Vinasat-2. (Theo Wikipedia)
4. Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn – Sabeco
Vị trí thứ tư thuộc về Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn – Sabeco với 393 triệu USD. Hơn 140 năm lịch sử, đến nay thương hiệu Sabeco chiếm hơn 40% thị phần bia trong nước.
Sabeco: Giá trị thương hiệu: 393 triệu USD; Ngành: Bia và nước giải khát
5. Vinhomes – Thương hiệu bất động sản hàng đầu của Việt Nam
Vinhomes là một trong những thương hiệu bất động sản hàng đầu của Việt Nam, Vinhomes không chỉ là một thương hiệu mà còn là một biểu tượng trong ngành bất động sản. Một biểu tượng của những siêu dự án những căn hộ biệt thự hay những văn phòng khách sạn cao cấp và hiện đại, cùng với đó là một môi trường sống trong lành và tự nhiên, với những hệ thống tiện ích đẳng cấp thế giới.
Vinhomes: Giá trị thương hiệu: 384 triệu USD; Ngành: Bất động sản
6. Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone
Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam với 308 triệu USD. Hoạt động trong lĩnh vực thông tin di động, Vinaphone cung cấp các dịch vụ GSM, 3G, nhắn tin… và nhiều lĩnh vực khác.
Vinaphone: Giá trị thương hiệu: 308 triệu USD; Ngành: Viễn thông
7. Tập đoàn đa ngành Vingroup
Tiếp đến vị trí thứ bảy là Tập đoàn đa ngành Vingroup với 307,2 triệu USD. Tập đoàn Vingroup từng vị trí số 1 trong Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam 2017 tại bảng xếp hạng do Vietnam Report.
Trên tinh thần phát triển bền vững và chuyên nghiệp, sau khi thành lập, Vingroup đã cơ cấu lại và tập trung phát triển trên nhiều lĩnh vực như Bất động sản với các thương hiệu Vinhomes, Vincom và Vincom Mega Mall, Vincom Office; Du lịch nghỉ dưỡng – vui chơi giải trí với các thương hiệu Vinpearl Resort và Vinpearl Luxury, Vinpearl Land, Vinpearl, Vinpearl Golf Club; Bán lẻ với các thương hiệu VinMart, VinFashion, VinDS, VinPro và A Đây Rồi.
Vingroup: Giá trị thương hiệu: 307,2 triệu USD; Ngành: Đa ngành
Bên cạnh ba lĩnh vực nói trên, Vingroup tiếp tục mở rộng và phát triển sang các lĩnh vực quan trọng khác với mục tiêu nâng cao chất lượng sống tại Việt Nam như Y tế, Giáo dục và Nông nghiệp. Trong mọi lĩnh vực hoạt động, Vingroup đều chứng tỏ được vai trò tiên phong, đón đầu các xu hướng tiêu dùng mới, đem đến cho thị trường những sản phẩm và dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế và những trải nghiệm hoàn toàn mới mang phong cách sống hiện đại.
8. Masan Group
Masan Consumer sản xuất và phân phối một loạt các sản phẩm thực phẩm và nước giải khát. Sản phẩm của nó bao gồm nước tương, nước mắm, tương ớt, mì ăn liền, cà phê hòa tan, ngũ cốc ăn liền, và các đồ uống đóng chai. Công ty xuất khẩu sản phẩm của mình tại Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Liên bang Nga, Cộng hòa Séc, Ba Lan, Đức, Trung Quốc, Trung Đông, châu Á, Lào, và Campuchia. Nó hoạt động trong ngành công nghệ bao bì, chế biến thực phẩm, công nghệ thông tin và truyền thông, xây dựng, đầu tư, và các ngành công nghiệp khai thác mỏ. Tổng công ty tiêu dùng Masan mà trước đây gọi là Công ty Cổ phần Thực phẩm Masan thay đổi tên của nó vào tháng 8 năm 2011. Công ty được thành lập vào năm 2000 và có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. CTCP Hàng tiêu dùng Masan hoạt động như một công ty con của Công ty TNHH Masan Consumer Holdings (MCH).
Masan Comsumer: Giá trị thương hiệu: 238 triệu USD; Ngành: Hàng tiêu dùng nhanh
9. Vietcombank
Ngân hàng duy nhất lọt top 10 là Vietcombank với 177,9 triệu USD.
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (tên giao dịch Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam), còn được gọi là “Vietcombank”, là công ty lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam tính theo vốn hóa. Ngân hàng được thành lập ngày 01/04/1963 với tư cách là một ngân hàng thương mại nhà nước. Tên trước đây của ngân hàng này là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. (Theo wikipedia)
Vietcombank: Giá trị thương hiệu: 177,9 triệu USD
10. Công ty CP FPT
FPT, tên viết tắt của Công ty cổ phần FPT (tên cũ là Công ty Phát triển và Đầu tư Công nghệ), là một công ty dịch vụ công nghệ thông tin lớn nhất tại Việt Nam với lĩnh vực kinh doanh chính là cung cấp các dịch vụ liên quan công nghệ thông tin. Theo thống kê của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, đây là doanh nghiệp lớn thứ 14 của Việt Nam vào năm 2007. Theo VNReport thì đây là doanh nghiệp tư nhân lớn thứ ba của Việt Nam trong năm 2012 Tiêu chí để Vietnam Report lựa chọn các doanh nghiệp tư nhân là những doanh nghiệp có vốn sở hữu tư nhân lớn hơn hoặc bằng 51%.
Và thương hiệu cuối cùng trong top 10 là với 169 triệu USD. So với lần đánh giá năm 2017, thương hiệu FPT giảm 7 triệu USD và tụt 4 bậc.
FPT: Giá trị thương hiệu: 169 triệu USD; Ngành: Công nghệ thông tin