Nhiều gia đình có con nhỏ mới sinh đã mắc phải tình trạng dính thắng lưỡi, đây được xem như một dị tật bẩm sinh ở trẻ. Tâm lý chung của bố mẹ thường có: “Dính thắng lưỡi có tự hết được không? Nếu trẻ lớn lên thì thắng lưỡi cũng sẽ dài lên theo?”. Để tìm được câu trả lời phù hợp cho vấn đề trên, xin mời bạn đọc hãy theo dõi tiếp bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về dị tật dính thắng lưỡi ở trẻ
Dính thắng lưỡi xuất hiện ở trẻ không phải là một căn bệnh nghiêm trọng cần báo động nguy hiểm. Thực chất thắng lưỡi chính là phần nối liền giữa sàn miệng và mặt dưới của lưỡi, dính thắng lưỡi là độ dài nối quá ngắn khiến gây cản trở nhiều hoạt động trong cuộc sống đối với trẻ. Bố mẹ có thể nhận biết biểu hiện khi nào trẻ nhà mình mắc phải dại tật này, thông qua một số biểu hiện sau đây:
Trẻ không thể vươn lưỡi ra xa ngoài vòm miệng.
Quá trình tập phát âm của trẻ trở nên khó khăn vì không thể cử động lưỡi linh hoạt.
Trường hợp lúc trẻ khóc, miệng sẽ có hình ovan, lưỡi gập thành hình chữ V.
Với trẻ sơ sinh, việc bú sữa mẹ sẽ không được thuận lợi và hay có dấu hiệu sữa rơi ra ngoài nhiều.
Một vài dấu hiệu trên có thể trở thành căn cứ để bố mẹ biết rằng trẻ có khả năng mắc dính thắng lưỡi tỉ lệ cao. Tuy nhiên vẫn cần đưa trẻ đến phòng khám để được kiểm tra toàn diện nhất.
Các mức độ khi mắc dính thắng lưỡi ở trẻ
Tùy theo mỗi trường hợp và mức độ mắc khác nhau của trẻ, từ đó bố mẹ đưa ra những phương án điều trị phù hợp cho trẻ:
Mức độ dính cấp 1: đây là trường hợp nhẹ nhất của dị tật khi độ dài thắng lưỡi từ 12-16mm.
Mức độ dính cấp 2: ở mức độ dính thắng lưỡi từ 8-11mm, bố mẹ vẫn cần quan sát biểu hiện của trẻ thêm một thời gian.
Mức độ dính cấp 3: tình hình trẻ trở nên dần nghiêm trọng hơn khi thắng lưỡi chỉ dài 3-7mm, bắt đầu có nhiều ảnh hưởng tác động đến bé.
Mức độ dính cấp 4: trường hợp dính thắng lưỡi hoàn toàn với độ dài thắng lưỡi dưới 3mm. Bố mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn cách xử lý phù hợp nhất cho trẻ.
Dính thắng lưỡi có tự hết được không?
Đây có lẽ là câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh băn khoăn nhất khi có con cái bị mắc dính thắng lưỡi? Đối với trẻ mắc dính thắng lưỡi có mức độ 1 và 2, khi độ dài của thắng lưỡi vẫn ở mức ổn định, quá trình hoạt động sinh hoạt của trẻ không bị ảnh hưởng nhiều. Bố mẹ có thể để trẻ tự phát triển bình thường và dính thắng lưỡi có thể hoàn toàn tự hết được.
Với trường hợp những trẻ đã lên đến mức độ 3 và 4, bố mẹ nên lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám toàn diện. Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn về tình hình bệnh kết hợp với phương án điều trị tối ưu nhất cho lứa tuổi của trẻ. Việc điều trị càng sớm càng tốt là tiền đề cho trẻ có thể phát triển một cách hoàn toàn sau này, mà không gặp phải những biến chứng nào.
Thời điểm nào trẻ bắt buộc phải đi phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi?
Sau khi đã thăm khám thuận lợi, trẻ mắc dị tật ở mức độ 3 và 4 thường phải tham gia cuộc tiểu phẫu nhỏ nhằm cắt bỏ đi dính thắng lưỡi. Có các cột mốc dưới đây mà bố mẹ có thể tham khảo để đưa trẻ đi cắt:
6 tháng đầu sau khi sinh
Lúc này là thời điểm hợp lý để đưa trẻ đi cắt vì những mạch máu trong vòm miệng vẫn chưa được hình thành hết. Quá trình cắt trở nên đơn giản, không gây đau và chảy máu nhiều cho trẻ. Bên cạnh đó, nếu như thái độ của trẻ hợp tác với bác sĩ, có thể cắt trực tiếp nhanh chóng mà không cần dùng tới thuốc gây mê.
Sau 6 tháng kể từ khi sinh
Hầu hết các trẻ lớn hơn 6 tháng, các mạch máu cũng được hình thành tương đối. Giai đoạn này khi cắt dính thắng lưỡi cho trẻ, phần lớn sẽ gây cảm giác đau nhức và chảy nhiều máu hơn so với trước đó. Tuy nhiên với công nghệ phát triển, nhiều bệnh viện đã đầu tư thiết bị gây mê làm giảm độ đau cho trẻ mà bố mẹ có thể cân nhắc thêm.
Trên đây tổng hợp những thông tin liên quan nhất tới vấn đề nan giải: “Dính thắng lưỡi có tự hết được không?”. Dị tật này không quá đáng sợ như bố mẹ thường nghĩ, chỉ cần cho trẻ đi tiểu phẫu nhỏ và chăm sóc hiệu quả hậu phẫu thuật. Sau đó trẻ đã có thể quay trở lại và hoạt động mạnh mẽ như thường ngày.
Xem thêm: https://fitobimbi.vn/cham-soc-tre/tieu-hoa/tre-so-sinh-bi-tao-bon/