Trước đây chiến lược phân phối của doanh nghiệp chủ yếu là kênh phân phối duy nhất. Ngày nay, với sự phát triển của mạng lưới khách hàng cũng như sự xuất hiện của nhiều kênh phân phối mới đã tạo ra cho doanh nghiệp nhiều cơ hội hơn trong việc áp dụng hệ thống phân phối đa kênh. Từ đó đẩy mạnh hoạt động kinh doanh giúp gia tăng doanh thu. Vậy hệ thống phân phối đa kênh là gì? Tại sao hệ thống phân phối đa kênh lại được coi là chiếc chìa khóa mang đến thành công cho doanh nghiệp? Hãy cùng với Winmap tìm hiểu về hệ thống phân phối đa kênh trong bài viết này nhé!
– Hệ thống phân phối đa kênh là gì?
Kênh phân phối là một mạng lưới được doanh nghiệp sử dụng để đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng thông qua các trung gian phân phối. Ở mỗi kênh phân phối lại là một cách tiếp cận khách hàng khác nhau và từng đối tượng khách hàng cũng khác nhau.
Hệ thống phân phối đa kênh là một chiến lược phân phối cung cấp đến cho khách hàng các các thông tin ở nhiều kênh khác nhau nhưng tiếp thị cùng một sản phẩm.
Sử dụng hệ thống phân phối đa kênh sẽ tạo nền móng cho sự phát triển bền vững và mang đến những giá trị lợi nhuận lớn cho các kênh phân phối khi tham gia hệ thống này.
Tại sao doanh nghiệp bạn nên có một phần mềm DMS được quản lý chuyên nghiệp
quy trình dùng phần mềm DMS cho hàng hóa như thế nào <Để link NO>
– Thị trường của phân phối đa kênh
Vậy thị trường của phân phối đa kênh là gì? Có giống với thị trường của các kênh phân phối thông thường? Với hình thức phân phối đa kênh, các trung gian phân phối khi tham gia vào hệ thống này sẽ liên kết với các nhà sản xuất để đẩy mạnh hoạt động phân phối hàng hóa đến cho người tiêu dùng cuối cùng. Thay vì các kênh phân phối nhỏ lẻ tự thực hiện hoạt động thì việc xây dựng phân phối đa kênh sẽ giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường tốt hơn, độ bao phủ của sản phẩm rộng hơn.
– Những lý do doanh nghiệp nên áp dụng phân phối đa kênh
Hầu hết các doanh nghiệp đều đặt mục tiêu dài hạn là tăng trưởng doanh số bán hàng, mở rộng tệp khách hàng. Chính vì thế mà áp dụng phân phối đa kênh sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện được những mục tiêu mà mình đặt ra.
Với việc áp dụng hệ thống phân phối đa kênh sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể bổ sung thêm các đơn vị phân phối. Từ đó tăng khả năng chiếm lĩnh thị trường, giảm thiểu tối đa các chi phí của kênh phân phối và tăng sản lượng hàng hóa bán ra trong năm. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp bổ sung kênh phân phối với mục đích hướng đến các đối tượng khách hàng khó có thể tiếp cận.
Hầu hết các cửa hàng truyền thống đều khiến cho người tiêu dùng cả thấy bị bó hẹp chính vì thế kết hợp hệ thống phân phối đa kênh sẽ giúp cho người dùng có thêm nhiều sự lựa chọn, tăng trải nghiệm mua hàng trên tất cả các kênh trong hệ thống đa kênh phân phối.
Mỗi một kênh phân phối trong hệ thống phân phối đa kênh đều có vai trò riêng của mình thế nhưng mục tiêu chung của tất cả các kênh phân phối đó chính là gia tăng doanh số và doanh thu bán hàng cho doanh nghiệp.
– Hệ thống phân phối đa kênh- chìa khóa chiến lược phân phối
Năm 2020, thương hiệu cà phê nông sản Meet More đã sử dụng kênh phân phối duy nhất đó chính là xuất khẩu và phân phối các sản phẩm của mình ở trong nước thông qua hệ thống siêu thị.
Tuy nhiên, sang đến năm 2021 khi dịch Covid -19 diễn biến phức tạp, giãn cách xã hội được đặt ra đã khiến cho vấn đề tiêu thụ sản phẩm của thương hiệu này điêu đứng. Do cà phê không phải là mặt hàng thực phẩm thiết yếu theo quy định. Và để duy trì mức tiêu thụ sản phẩm trong nước Meet More đã phải chuyển hướng phân phối thông qua các kênh online.
Founder của hãng cho biết, ở thời điểm dịch bệnh diễn ra, họ đã phải tập trung đào tạo nhân sự để cho sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong việc phân phối sản phẩm thông qua các kênh online. Chính vì vậy, ở thời điểm hiện tại các sản phẩm của Meet More trên các trang thương mại điện tử đều có lượng khách hàng ổn định. Từ đây có thể thấy, tận dụng phân phối đa kênh sẽ giúp cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp bán lẻ có thể chuyển mình trước điều kiện khó khăn của dịch bệnh,…
Sự phát triển của các sàn thương mại điện tử cũng mở ra cho các doanh nghiệp những cơ hội lớn. Có thể thấy các hãng sản xuất bánh trung thu thay vì mở nhiều kiot ở lòng đường thì họ đã kết hợp với các sàn thương mại như Tiki, Lazada, Shopee…để triển khai bán hàng. Việc kết hợp với các kênh phân phối mới cũng đã đưa doanh nghiệp đến với những thành công nhất định.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công doanh nghiệp cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như các sản phẩm tươi mới cần được vận chuyển nhanh. Chi phí vận chuyển lớn cũng là điều mà nhiều khách hàng cần phải cân nhắc có nên mua hay không. Đó cũng chính là bài toán đặt ra cho các doanh nghiệp hiện nay!
Winmap Coach – Khóa huấn luyện phát triển kênh phân phối đầu tiên tại Việt Nam
– Địa chỉ: Số 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
– Email: winmap.coach@gmail.com
– Điện thoại : 098.443.9488