Mạng 5G là thế hệ mạng tiếp nối sau công nghệ mạng 4G, hoạt động trong phạm vi băng tần giữa 30 GHz và 300 GHz.
Vậy sự xuất hiện của mạng 5G có những ưu điểm gì so với 4G? Hãy cùng Viettelhochiminh tìm hiểu những điều tuyệt vời khi nhắc đến mạng 5G là gì ngay sau đây!
5G là gì?
5G viết tắt của từ 5th Generation, thế hệ thứ 5 của mạng di động. Mỗi thế hệ tương ứng với một tập hợp các yêu cầu riêng, quyết định chất lượng thiết bị và hệ thống mạng nào đủ chuẩn đáp ứng yêu cầu và tương thích với các hệ thống mạng khác. Mỗi thế hệ cũng mô tả những công nghệ mới, mang lại khả năng giao tiếp mới.
Mới đây nhất, tổ chức mạng quốc tế ITU vừa công bố một báo cáo về công nghệ vô tuyến IMT-2020, còn được gọi là 5G, công nghệ 5G sẽ được hoàn thiện vào cuối năm 2017. Tuy nhiên, nó sẽ cần thêm một khoảng thời gian nữa để có thể xuất hiện đại trà ở các quốc gia.
Quay lại vào đầu tháng 01/2012, Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU – International Telecommunications Union) chứng nhận chỉ có 2 công nghệ là LTE-Advanced và WirelessMAN-Advanced (WiMAX 2) mới đạt chuẩn mạng 4G, thế hệ trước của 5G.
Theo tiêu chuẩn của ITU, mạng 4G phải đạt được tốc độ 100Mbit/giây khi di chuyển tốc độ cao và tốc độ 1Gbit/giây đối với những thiết bị cố định. 5G xuất hiện sau 4G, nó được mong đợi còn có tốc độ nhanh gấp nhiều lần.
Vì sao mạng 4G vẫn còn nhiều hạn chế tại Việt Nam?
Theo bộ Thông tin – Truyền thông công bố từ năm 2017, các nhà mạng có thể triển khai mạng 4G vì đã có phương án cấp phép khai thác băng tần 2.6 GHz.
Tuy nhiên, do nhiều ý kiến trái chiều giữa các bộ và ngành liên quan nên vẫn chưa thống nhất được về quy trình thủ tục.
Kết quả là băng tần 2.6 GHz vẫn chưa thể khai thác, điều này có nghĩa là mạng 4G chỉ mới đạt ở mức độ phủ thuê bao nhưng tốc độ mạng chỉ đạt ở mức trung bình.
5G hoạt động như thế nào?
Mạng di động 5G sử dụng sóng milimét (Millimetre wave). Sóng milimét đại diện cho phổ tín hiệu RF giữa các tần số 20GHz và 300GHz với bước sóng từ 1~15mm, nhưng xét về khía cạnh mạng vô tuyến và các thiết bị thông tin, tên gọi sóng milimét tương ứng với các dải tần 24GHz, 38GHz, 60GHz.
Và gần đây, các dải tần 70GHz, 80 GHz cũng đã được sử dụng công cộng cho mục đích thiết lập mạng và truyền thông vô tuyến. Những dải tần này được tận dụng thì có thể cải thiện rất nhiều tốc độ và băng thông không dây.
Hiện thời, gần như không có dữ liệu nào truyền trên mốc 24GHz, bởi những bước sóng này có xu hướng sử dụng ở tầm gần, hoạt động với khoảng cách ngắn hơn. Ví dụ, mạng 4G LTE của AT&T hiện thời hoạt động ở dải tần 700MHz, 850MHz, 1,9GHz và 2,1GHz.
Ưu điểm của mạng 5G
Sự xuất hiện của mạng 5G hứa hẹn sẽ mang lại rất nhiều tiện ích và ứng dụng rộng rãi trong tương lai, vì mạng 5G sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật hơn so với mạng 4G.
Mạng 5G | Mạng 4G | |
Tốc độ | – Theo lý thuyết, tốc độ ước tính đạt 10Gbp/s (10 gigabit mỗi giây), gấp 10 lần mạng 4G. – Độ trễ (ping) có thể xuống tới 4ms, thậm chí là 1ms. Ví dụ: Tốc độ 5G cho phép xem video “8k” và tải một bộ phim 3D chỉ mất 30 giây. | – Theo lý thuyết, tốc độ đạt 1 – 1.5 Gbp/s. – Độ trễ (ping) là 75ms. Ví dụ: Tốc độ 4G cho phép xem video “8k” và tải một bộ phim 3D là 6 phút. |
Băng tần sử dụng | Tần số cao của băng tần không dây nằm khoảng 30 GHz – 300 GHz. | Tần số thấp của băng tần 700 MHz – 2600 MHz. |
Độ phủ sóng | Rộng, do sử dụng trạm HAPS treo lơ lửng trên không trung. | Bị giới hạn, vì sử dụng trạm được xây trên mặt đất. |
Hỗ trợ kết nối thiết bị | Kết nối gấp 10-100 lần số lượng thiết bị kết nối cùng một lúc như: -Điện thoại thông minh. -Máy móc hạng nặng. -Mạng cảm biến sử dụng trong các tòa nhà, thành phố, nông trại,… -Hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng. =>Kết nối giữa các thiết bị cá nhân người dùng và giữa các thiết bị máy móc với nhau. | Kết nối giữa các thiết bị cá nhân người dùng ở khu vực nhất định. |
Giảm thiểu tuyệt đối tình trạng gián đoạn giữa các thiết bị. | Khó kiểm soát được tình trạng gián đoạn, chuyển mạng giữa các thiết bị. | |
Tiết kiệm điện năng | Giảm tới 90% tiêu hao điện năng cho việc sử dụng mạng. =>Giúp tăng 10 năm tuổi thọ pin cho các điện thoại dung lượng pin thấp… | Không có nổi bật về hiệu quả sử dụng năng lượng của thiết bị. |
Ba dải tần milimét được sử dụng với mục đích thương mại ở Anh (57-66 GHz, 71-76 GHz, 81-86 GHz)
Thay vì những trạm cơ sở trên mặt đất đang được sử dụng bởi mạng 2G, 3G và 4G, có thể 5G sẽ sử dụng các trạm HAPS (High Altitude Stratospheric Platform Stations).
Về cơ bản, các trạm HAPS là những chiếc máy bay treo lơ lửng ở một vị trí cố định trong khoảng cách từ 17km~22km so với mặt đất và hoạt động như một vệ tinh. Cách này sẽ giúp đường tín hiệu được thẳng hơn và giảm tình trạng bị cản trở bởi những kiến trúc cao tầng.
Ngoài ra, nhờ độ cao, trạm cơ sở có khả năng bao phủ diện tích rộng lớn; do đó làm giảm, nếu không nói là loại bỏ, những vấn đề về diện tích vùng phủ sóng. Thậm chí trên biển, nơi các trạm phát sóng trên đất liền không thể phủ sóng, cũng bắt được tín hiệu 5G.
Xu hướng phát triển mạng 5G tại Việt Nam
Các nhà mạng lớn di động tại Việt Nam (Viettel, VNPT) cho hay: sự thành công của việc thử nghiệm mạng 5G vào năm 2019 sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc Bộ TT-TT đưa ra quy hoạch tần số sớm trong năm tới như thế nào.
Từ đó, các nhà mạng mới thực sự chuẩn bị mọi thứ để tiến hành thay đổi cơ sở hạ tầng, nhằm đáp ứng tần số mà Bộ dự kiến sử dụng cho 5G.
Xu hướng phát triển mạng 5G tại Việt Nam
Ngoài ra, theo ước tính trong một báo cáo của Ericsson thì các nhà khai thác viễn thông tại VN sẽ có cơ hội đạt thêm 3,17 tỉ USD doanh thu nếu sử dụng công nghệ mạng 5G trong việc giải quyết vấn đề số hóa ngành công nghiệp.