Nhạc mùa thu Hà Nội mỗi mùa qua đi đất nước lại đổi mình và Hà Nội cũng vậy, mỗi tiết trời mang một nét đẹp riêng nhưng có lẽ tiết trời thu Hà Nội được xem là đẹp nhất và cũng làm cho con người ta mang nhiều tâm trạng nhất. Những ca khúc sau được coi là những ca khúc bất hủ về mùa thu Hà Nội.
Nhạc mùa thu Hà Nội Có phải em mùa thu Hà Nội – Tô Như Châu, Trần Quang Lộc
Có phải em mùa thu Hà Nội là một bài thơ được nhà thơ Tô Ngọc Châu sáng tác năm 1970 sau đó được nhạc sĩ Trần Quang Lộc chắt lấy những vần thơ đắt nhất để cho ra đời bài hát “có phải em mùa thu Hà Nội” được ca sĩ Thái Thanh trình bày lần đầu tiên năm 1972, sau đó đã có rất nhiều ca sĩ hát thành công ca khúc này như Hồng Nhung, Thu Phương.

Ca khúc “Có phải em mùa thu Hà Nội” không chỉ khán giả mà cả giới chuyên môn đánh giá cao, bởi giai điệu ngọt ngào và ca từ lãng mạn, thấm đẫm chất “Hà Nội”. Điều thú vị là hai tác giả Tô Như Châu, người viết lời và nhạc sỹ Trần Quang Lộc, viết nhạc đều chưa được đặt chân tới Hà Nội. Nhưng xuất phát từ tình cảm của mỗi người Việt Nam khi nghĩ về Thủ đô ngàn năm văn hiến, họ đã làm nên nhạc phẩm tuyệt vời về mùa thu – Mùa đẹp nhất của Thủ đô.
>>>Xem thêm :Top những sản phẩm âm nhạc đánh dấu chuyện tình 10 năm của Đông Nhi và Ông Cao Thắng
Nhớ mùa thu Hà Nội – Trịnh Công Sơn
Ca khúc được sáng tác năm 1985 lấy cảm hứng chủ đạo là nỗi nhớ, khi tình yêu giữa đất và người vừa chớm nở đã phải chia xa. Ca khúc có mặt trong hầu hết list nhạc của người yêu Hà Nội. Từng có nhiều giọng ca thể hiện ca khúc này nhưng có lẽ Hồng Nhung là người thể hiện thành công nhất. Giọng hát của chị khiến cho những ai xa Hà Nội cũng phải xốn xang, bồi hồi, nhung nhớ… về một Hà Nội với bao sắc Thu đặc trưng.
Nhớ mùa thu Hà Nội ra đời trong một tháng “gặp gỡ” của những tâm hồn đồng điệu. Bài hát lấy cảm hứng chủ đạo là nỗi nhớ, khi tình yêu giữa đất và người vừa chớm nở đã phải chia xa. Ca khúc có mặt trong hầu hết list nhạc của người yêu Hà Nội. Cùng sự thể hiện của Hồng Nhung, Nhớ mùa thu Hà Nội làm người đi xa không khỏi xốn xang, người ở gần không khỏi bồi hồi vào những buổi sớm heo may trong lòng thành phố.
Hà Nội mùa thu – Vũ Thanh
Nhạc mùa thu Hà Nội bài hát được sáng tác năm 1980 và nhanh chóng trở thành tác phẩm bất hủ về Hà Nội. Mùa thu Hà Nội trong bài hát này vừa cụ thể lại vừa trừu tượng, vừa lịch sử lại vừa hiện đại, lấp lánh tương lai. Đó là một “mùa thu mới” không còn khói lửa đạn bom mà lắng đọng suy tư, bâng khuâng xao xuvến: “Anh nghe chăng/Trong lắng sâu nơi hồng trái tim mình/ Hà Nội mùa Thu ôi xao xuyến trong lòng ta/ Như bâng khuâng nghe gió đưa vang vọng giữa Ba Đình…”

Ca khúc “Hà Nội mùa Thu” đích thực là một bản tình ca trong sự chân thành, giai điệu toát lên vị ngọt ngào, vẻ dìu dặt mê say chỉ có trong tình yêu. Chỉ có điều đôi lứa trong tình khúc này đã suy nghĩ đến những điều lớn lao hơn, liên quan đến nhiều người, đến cuộc đời mà từ đó mới có họ. Đó cũng chính là đặc điểm của những bản tình ca cao đẹp trong dòng chảy các ca khúc cách mạng.
>>>Xem thêm :Nhạc Chuông Net Website Chia Sẻ Nhạc Hay Chuông Miễn Phí 100%
Đoản khúc thu Hà Nội – Trịnh Công Sơn
Bài hát này được cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác năm 1995 mang vẻ nhẹ nhàng, ấm áp cũng giống như nhịp sống lặng lẽ, âm thầm của Hà Nội. Ở ca khúc này hình ảnh về thành phố nghìn năm lại là một “mùa thu tràn nỗi nhớ”.
“Đoản khúc thu Hà Nội” có một vẻ lãng đãng rất Trịnh Công Sơn, với những câu hỏi đặt ra và những câu trả lời thường mang dáng vẻ …mơ hồ, nhưng chính cách sử dụng từ ngữ theo cách ấy làm cho ca từ trong nhạc Trịnh Công Sơn thường mang vẻ đẹp mong manh và …không thể nắm bắt.
Một “Đoản khúc thu Hà Nội” lưu ảnh Hà thành nghìn năm, với xào xạc lá với má ửng hồng… khiến bước chân người nghệ sĩ không đành xa.
Hà Nội đêm trở gió – Chu Lai, Trọng Đài
Nhạc mùa thu Hà Nội ca khúc này dường như đã trở nên quá đỗi thân quen với người Hà Nội nói riêng và những người mến mộ Hà Nội nói chung. Nhưng không phải ai cũng biết về xuất xứ đặc biệt của ca khúc này. Mình chia sẻ với các bạn thông tin này nhé!. Vào năm 1993, lần đầu tiên bài hát Hà Nội đêm trở gió (nhạc Trọng Ðài, lời Chu Lai- Trọng Ðài) được trình diễn qua giọng hát của ca sĩ Tuyết Tuyết trong một vở kịch cùng tên của nhà văn Chu Lai do Nhà hát kịch Hà Nội công diễn tại rạp Công nhân (Hà Nội).

Tuy là tác phẩm viết riêng cho vở kịch nhưng bài hát Hà Nội đêm trở gió của nhạc sĩ Trọng Đài với âm điệu trữ tình, sâu lắng đã nhanh chóng đến với giới yêu nhạc cả nước, nhất là từ khi “những giọng ca vàng ASEAN-96”- qua chương trình ca nhạc tường thuật trên VTV – cùng nắm tay cất tiếng hát hoà chung bài hát này. Sau này, Ca khúc này cũng gắn liền với cái tên Mỹ Linh.
Qua bài viết trên đẫ cho các bạn biết về Top 5 bản nhạc mùa thu Hà Nội nghe hay nhất. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với các bạn.
>>Xem thêm :Top 10 quán cafe nhạc sống Hà Nội được nhiều khách du lịch ưa thích
Người viết: Lộc Đạt – Tổng hợp và chỉnh sửa
Tham khảo ( nhac, mixcloud, … )