Bệnh thiếu máu hiện nay đa số là phụ nữ, các thực phẩm có tính năng vượt trội giúp ngăn ngừa các loại bệnh và nhất là hỗ trợ bệnh thiếu máu. Nên chọn những loại thực phẩm có sắt, Vitamin B để bổ sung máu và thúc đẩy tuần hoàn máu
1. Cải bó xôi
Cải bó xôi là một loại rau lá xanh rất phổ biến giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Cải bó xôi giàu canxi, vitamin A, B9, E và C, sắt, chất xơ và beta carotene. Nghiên cứu cho thấy một nửa chén cải bó xôi luộc chứa 3,2 mg sắt và chiếm khoảng 20% nhu cầu sắt cho cơ thể của người phụ nữ. Vì vậy, nên bổ sung cải bó xôi trong chế độ ăn uống hàng ngày.
2. Củ cải đường
Củ cải đường được biết đến như một loại rau rất có hiệu quả trong cuộc chiến chống bệnh thiếu máu. Loại củ này có hàm lượng sắt cao, giúp sửa chữa và kích hoạt lại các tế bào hồng cầu. Một khi các tế bào hồng cầu được kích hoạt, lượng oxy cung cấp cho tất cả các bộ phận của cơ thể tăng lên. Thêm củ cải đường trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp bạn dễ dàng chống lại căn bệnh thiếu máu.
3. Thịt bò
Mặc dù hàm lượng chất béo khá cao trong thịt bò sẽ không có lợi cho tim nhưng loại thịt này lại rất giàu chất sắt và được xem là một trong những nguồn bổ sung chất sắt tốt nhất, bù đắp lượng chất sắt đang thiếu hụt ở những người bị thiếu máu. Ngoài ra, thịt bò còn cung cấp nhiều protein, kẽm, phốtpho, vitamin nhóm B
4. Trứng
Trứng là một nguồn giàu protein và chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, sẽ hỗ trợ việc tích trữ vitamin trong cơ thể khi đang bị thiếu máu. Một quả trứng to có chứa 1 mg sắt và do vậy ăn một quả trứng mỗi ngày sẽ giúp cơ thể bạn không bị thiếu máu. Trong trứng có nhiều protein, vitamin, khoáng chất và sắt. Đây là loại thực phẩm dễ tiêu hóa. Món trứng luộc hoặc trứng tráng sẽ cung cấp nhiều năng lượng, giúp cơ thể hoạt động hiệu quả hơn và góp phần ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
5. Nho khô
Nho khô là một trong những lựa chọn tuyệt vời cho những người đang thiếu máu vì chúng chứa nhiều sắt, giúp ngăn ngừa hiệu quả bệnh thiếu máu. Trong nho khô còn có các hợp chất kiềm có tác dụng lọc sạch và loại bỏ nhiều loại độc tố ra khỏi cơ thể.
6. Mơ
Khẩu phần ăn uống của những người đang mắc bệnh thiếu máu không thể thiếu quả mơ. Đây là loại trái cây giàu chất sắt, các vitamin và nhiều khoáng chất thiết yếu. Quả mơ có công dụng cung cấp thêm máu cho cơ thể, góp phần chữa bệnh thiếu máu. Chúng còn có khả năng hỗ trợ tiêu hóa và duy trì trạng thái cân bằng trong cơ thể.
7. Trái cây cam, quýt
Nhóm trái cây có họ cam, quít như cam, chanh, bưởi, quýt… chứa nhiều vitamin C. Loại vitamin này có vai trò quan trọng đối với quá trình hấp thu chất sắt, đồng thời còn giúp duy trì sự lưu thông máu bình thường bên trong cơ thể.
Nước ép cam tươi có chứa rất nhiều khoáng chất, flavonoid, vitamin và dinh dưỡng thực vật, tất cả đều cần thiết cho cơ thể con người. Tiêu thụ nước cam thường xuyên sẽ mang lại nhiều lợi ích dài lâu cho sức khỏe. Thiếu sắt gây thiếu tế bào máu trong hemoglobin, dẫn đến bệnh thiếu máu. Hàm lượng vitamin C trong nước cam giúp hấp thụ sắt vào máu, tránh thiếu máu.
8. Củ dền
Củ dền chứa nhiều các vitamin A, B1, B2, B6 và C. Lá và thân rau dền có chứa nhiều chất sắt hơn so với rau bina (spinach). Chúng cũng chứa rất nhiều chất canxi, magiê, đồng, phốt pho, natri và sắt. Hàm lượng vitamin A và B2 dồi dào trong củ dền sẽ bổ sung thêm máu cho nhu cầu của cơ thể.
Trong khi củ dền có chứa một số các khoáng chất thì lá và thân rau dền có chứa ít hơn, nó cũng là một nguồn cung cấp đáng kể các chất choline, acid folic, iốt, mangan, natri hữu cơ, kali, chất xơ và carbohydrates ở dạng đường tiêu hóa tự nhiên
9. Đậu nành
Đậu nành là một nguồn tuyệt vời của sắt và các vitamin. Đậu nành được coi là những “hạt cà phê” có chứa hàm lượng sắt cao. Đậu tương là một thực phẩm ít chất béo và chứa protein cao giúp chống thiếu máu. Trong sữa đậu nành chứa hàm lượng cao Genistein – đây là một chất có khả năng kéo dài quá trình lão hóa của các tế bào trong cơ thể.
10. Mật ong
Mật ong rất tốt cho cơ thể bạn và cũng giàu sắt. Cơ thể bạn sẽ dung nạp được khoảng 0,42 mg sắt trong 100 gram mật ong. Hơn nữa, mật ong còn chứa đồng và magiê, giúp tăng nồng độ hemoglobin trong cơ thể bạn.