Ngoài những tác hại bên ngoài dễ nhận thấy như buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi,… những tác hại tiềm ẩn bên trong của rượu bia còn nặng nề hơn. Hãy tìm hiểu tác hại của rượu bia để tránh mắc phải những sai lầm. Thức uống có cồn chứa rất nhiều độc hại cho cơ thể, ảnh hưởng đến thể lực, tư duy, khả năng lao động.
1. Làm teo tế bào não
Chỉ 30 giây sau khi bạn uống chén rượu đầu tiên, chất cồn đã tác động đến não bộ. Nó làm tắc nghẽn con đường mà các hóa chất trong não sử dụng để gửi tín hiệu thần kinh. Kết quả là tâm trạng của bạn sẽ thay đổi, phản xạ bị chậm dần đi và bạn cũng mất khả năng giữ thăng bằng.
Rượu cũng tác động đến trí nhớ, bởi vậy, nhiều khi bạn không thể nhớ được mình đã làm những gì trong lúc say.ếu thường xuyên uống nhiều rượu, nó thực sự có thể khiến tế bào trong não bạn teo nhỏ đi. Kết quả là bạn sẽ bị sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ và khả năng học hỏi.
2. Dạ dày tiết nhiều axit
Rượu kích thích niêm mạc dạ dày, khiến cho nó tiết nhiều axit tiêu hóa hơn. Khi rượu và cả axit tích tụ trong dạ dày, bạn có thể thấy buồn nôn và nôn.
Những người thường xuyên uống rượu có thể bị viêm loét dạ dày. Thêm vào đó, axit dạ dày tích tụ cũng làm giảm cảm giác đói của người uống rượu. Kết quả là họ sẽ ăn ít và thường bị thiếu hụt dinh dưỡng.
3. Gây ra bệnh về gan
Gan là nơi xử lý tất cả chất cồn mà bạn uống vào người. Trong quá trình này, nó phải hứng chịu một đợt tấn công của rất nhiều độc tố. Trước hết, uống rượu bia nhiều có thể khiến gan nhiễm mỡ. Những người uống rượu thường xuyên thường có gan nhiễm mỡ, do đó ảnh hưởng đến chức năng gan.
Nếu tần suất uống rượu lớn, theo thời gian gan sẽ tích tụ nhiều chất béo gọi là gan nhiễm mỡ. Chất béo hạn chế lưu lượng máu đến các tế bào gan, khiến chúng bị suy và mất chức năng, trở thành mô sẹo. Các mô này không thể hoạt động được nữa và được gọi là xơ gan.
4. Rối loạn nhịp tim
Một buổi nhậu có thể làm rối loạn tín hiệu điện, thứ đang giúp trái tim bạn đập đều đặn trong lồng ngực. Mặc dù các rối loạn này là tạm thời và sẽ hồi phục, nếu bạn uống rượu thường xuyên, nó có thể trở thành rối loạn vĩnh viễn.
Theo thời gian, uống rượu thường xuyên có thể làm hỏng trái tim của bạn. Các cơ tim co lại và căng ra giống như sợi dây cao su cũ. Kết quả là nó không còn thể bơm máu tới mọi bộ phận cơ thể bạn.
5. Mất thính lực
Rượu có làm ảnh hưởng đến khả năng nghe của bạn. Các giả thuyết cho rằng rượu ảnh hưởng đến phần não bộ xử lý thính giác, hoặc làm tổn thương các dây thần kinh và lông nhỏ trong tai.
Khi bạn uống rượu, bạn sẽ cần người khác nói to hơn để có thể nghe được. Hiệu ứng này chỉ là tạm thời, nhưng nếu uống nhiều rượu, nó cũng có thể trở thành vĩnh viễn. Sự thật là những người nghiện rượu thường bị mất thính lực.
6. Tăng nguy cơ ung thư
Tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư như vòm họng, thực quản, gan, ruột và ung thư vú. Những đồ uống có cồn như rượu, bia khi vào cơ thể thì sẽ được giáng hóa ở gan và tạo thành chất độc hại là acetaldehyde, chất này làm tổn thương ADN của tế bào, do vậy làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
Cồn cũng có kết hợp với các tác nhân gây ung thư khác, ví dụ các chất độc trong thuốc lá, khiến nguy cơ ung thư có thể tăng lên nhiều lần.
7. Thúc đẩy lão hóa da
Rượu gây lợi tiểu, do đó làm cơ thể, cũng như làn da bị mất nước. Điều này có ảnh hưởng ngay tức thì và kéo dài đối với làn da và tóc.Mất nước khiến da khô và tóc xơ dễ gãy, đồng thời uống quá nhiều rượu làm cạn kiệt sắt trong cơ thể, khiến làn da bạn xanh sao, thiếu sức sống, tóc dễ gãy rụng hơn.
Bởi cồn làm cạn kiệt vitamin C và vitamin A của cơ thể, nên làn da cũng kém hồi phục trước những tác nhân lão hóa của môi trường như ánh nắng và các chất ô nhiễm. Uống nhiều đồ uống có cồn cũng khiến làn da mỏng hơn, do vậy khi nhìn gần sẽ dễ thấy những mạch máu dưới da.
8. Vấn đề về tim mạch
Cồn là chất độc và có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ tim. Do vậy khi một người uống rượu, tế bào cơ tim chết, và thay vào đó là mô xơ không có khả năng co bóp. Dần dần, các tế bào cơ tim bị thay thế bằng mô xơ không co bóp được, khiến tim yếu và không đủ khả năng tống máu đi nuôi cơ thể.
Tồi tệ hơn, bạn có thể bị suy tim, biểu hiện khó thở, mệt mỏi, loạn nhịp tim, và phù chân. Tùy thuộc và cơ địa của mỗi người, nhưng nhìn chung thì uống hơn 1.2 lít rượu mỗi tuần đối với phụ nữ và 1.8 lít mỗi tuần đối với nam giới sẽ gây tổn thương cơ tim
9. Tăng nguy cơ mắc bệnh về thận
Thận lọc và thải chất độc ra khỏi dòng máu, rượu làm suy giảm khả năng thực hiện chức năng này của thận.Đồng thời uống nhiều rượu làm tăng huyết áp, một nguyên nhân phổ biến của bệnh thận.
Chỉ cần một lần quá chén cũng có thể gây suy thận cấp, một tình trạng chức năng thận mất đột ngột, do lượng cồn trong máu tăng quá nhanh. Chức năng thận có thể phục hồi nhưng cũng có thể để lại tổn thương mãi mãi.
10. Loãng xương
Uống rượu thường xuyên gây loãng xương, làm xương mỏng, yếu và dễ gãy hơn, đồng thời cũng lâu liền hơn nếu bị gãy.Trong cơ thể luôn xảy ra quá trình hủy xương và tân tạo xương, có sự cân bằng nhất định giữa hai quá trình này. Cồn trong rượu bia ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tái tạo xương, ức chế sự tân tạo, do đó làm cán cân nghiêng về bên hủy xương
Uống rượu cũng là một một trong những yếu tố được dùng để đánh giá nguy cơ gãy xương.Ngoài ra, những người thường uống rượu cũng hay bị sai lệch trong chế độ dinh dưỡng (có thể uống nhiều mà ăn ít, hoặc ăn nhiều một số loại đồ ăn khoái khẩu), nên góp phần làm xương yếu và dễ vỡ hơn.