Tập lẫy là một trong những cột mốc quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Tuy vậy, thời điểm trẻ sơ sinh tập lẫy thường không giống nhau và mỗi bé sẽ có sự thay đổi khác nhau. Mẹ hãy lưu ý những điều sau đây để đảm bảo bé tập lẫy đúng cách và phát triển một cách bình thường nhé!
1. Trẻ sơ sinh tập lẫy khi nào? Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tập lẫy của bé
Thời điểm biết lẫy của trẻ sơ sinh đã được đúc kết từ kinh nghiệm dân gian: “3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi”. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng sẽ tập lẫy vào thời gian này. Mỗi em bé có các mốc phát triển khác nhau nhưng sẽ không có quá nhiều chênh lệch.
Thực tế, trẻ sơ sinh sẽ tập lẫy từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 5. Đặc điểm của trẻ trong giai đoạn này là có thể chuyển người sang tư thế nằm úp, sau đó bắt đầu di chuyển tiến lên phía trước và lùi về phía sau. Tuy vậy, trẻ chưa đủ lực nên ban đầu chỉ xoay quanh một vị trí, sau đó mới dần dần tạo thành chuyển động trườn.
Kỹ năng thể chất của mỗi trẻ sẽ phát triển ở mức độ khác nhau nên nhiều trẻ sẽ biết lẫy sớm hơn hoặc muộn hơn những trẻ khác. Tuy nhiên, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu đến 6 tháng tuổi mà trẻ chưa lẫy được.
Trẻ sơ sinh thường tập lẫy từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 5
Mẹ cũng cần chú ý một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tập lẫy của trẻ như sau:
Sự cứng cáp của trẻ: Các bé có thể chất tốt, cứng cáp sớm sẽ biết lẫy nhanh hơn. Ngược lại, những bé sinh non thường có sức khoẻ yếu hơn và có xu hướng biết lẫy chậm hơn so với những bé sinh đủ ngày.
Tích cách của trẻ: Yếu tố tính cách cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới việc trẻ tập lẫy. Các bé hiền lành, trầm tính thường biết lẫy chậm hơn so với các bé có tính cách hoạt bát, năng động, hướng ngoại.
Thể trạng của trẻ: Những trẻ bụ bẫm sẽ tốn nhiều sức lực hơn để lẫy. Do vậy, các em thường biết lẫy muộn hơn so với những bé nhỏ người.
2. Vì sao trẻ cần phải tập lẫy?
Không phải tự nhiên mà việc tập lẫy được coi là một dấu mốc trong sự phát triển của trẻ sơ sinh. Biết lẫy sẽ đem lại nhiều tác dụng có lợi cho thể chất và tinh thần của trẻ như sau:
Phát triển các cơ bắp: Quá trình trẻ lẫy sẽ dùng cơ bắp để thực hiện các chuyển động như mong muốn, từ đó tăng độ cứng cáp và phát triển các cơ bắp, đặc biệt là cơ bụng, cơ lưng và các cơ vùng cổ.
Tăng vận động tự lập: Tập lẫy giúp trẻ tăng cường các phản xạ tự nhiên của cơ thể và hình thành các phản xạ mới. Từ đó, trẻ sẽ tự ý thức được và thích thú với việc vận động của mình.
Hỗ trợ phát triển các kỹ năng mới như bò, ngồi, đứng: Các cơ bắp phát triển và được phối hợp nhịp nhàng khi tập lẫy sẽ là nền tảng cho trẻ học tập các kỹ năng mới như bò, ngồi, đứng.
Hạn chế chứng bẹp đầu và trẹo cổ: Ở độ tuổi sơ sinh, phần đầu và cổ của trẻ rất yếu ớt. Khi lẫy, trẻ thường chuyển động nâng cao đầu, vì vậy sẽ tránh được chứng bẹp đầu do nằm quá nhiều. Cổ và hai vai cũng được hoạt động thường xuyên nên sẽ cứng cáp hơn, giúp trẻ hạn chế được chứng trẹo cổ.
Tăng khả năng quan sát môi trường xung quanh: Khi lẫy được, trẻ sẽ học được cách quay đầu sang nhiều hướng. Điều này giúp tăng hứng thú cho trẻ quan sát các vật thể và phản ứng với những gì đang xảy ra xung quanh, hỗ trợ phát triển nhận thức và tầm nhìn.
Tập lẫy đem lại nhiều tác dụng có lợi cho thể chất và tinh thần của trẻ sơ sinh
3. Những điều mẹ cần lưu ý để bé tập lẫy đúng cách và an toàn
Để trẻ tập lẫy đúng cách và an toàn, mẹ cần lưu ý những điều sau:
Giới hạn thời gian tập thành từng khoảng ngắn: Trẻ sơ sinh chưa có nhiều sức, vì vậy mẹ chỉ nên cho trẻ tập lẫy mỗi lần 2 – 3 phút. Số lần tập sẽ phụ thuộc vào điều kiện sức khoẻ của mỗi bé.
Tạo các trò chơi, đồ chơi để khuyến khích trẻ: Chơi trò chơi hoặc dùng đồ chơi sẽ giúp trẻ thích thú hơn với việc tập lẫy và phát triển nhận thức một cách đồng thời.
Kiên nhẫn, cổ vũ, khen ngợi tạo động lực cho trẻ: Giai đoạn tập lẫy cũng là khoảng thời gian cho mẹ gần gũi, tăng cường tình cảm với trẻ. Mẹ cổ vũ, khen ngợi và cùng tập lẫy sẽ giúp các em có thêm động lực và biết lẫy nhanh hơn.
Chọn tã phù hợp cho trẻ thoải mái vận động: Đóng tã phù hợp sẽ giúp trẻ được hoạt động thoải mái mà không bị xô lệch, tràn tã gây khó chịu. Tuỳ vào kích thước và giai đoạn phát triển của bé mà tã dán hoặc tã quần sẽ là lựa chọn phù hợp cho trẻ. Chính vì vậy, mẹ cần phân biệt được tã dán khác tã quần thế nào để chọn được loại bỉm cho bé yêu thoải mái vận động.
Không cho trẻ tập khi vừa bú sữa hoặc ăn no: Trẻ vừa ăn no sẽ dễ bị nôn ra sữa và cảm thấy khó chịu. Việc nằm sấp khi tập lẫy lúc này cũng có thể ảnh hưởng đến dạ dày của trẻ.
Không để trẻ một mình gần mép giường/nơi cao/có nhiều đồ vật: Một cú lẫy có thể khiến trẻ rơi xuống sàn nếu nằm trên cao. Trẻ cũng có thể lẫy vào ban đêm, khi giật mình và thức giấc. Do đó mẹ cần tránh đặt con ở mép giường hoặc nơi có nhiều đồ vật để khi con lẫy không bị va chạm.
Mẹ cần lưu ý cho bé tập lẫy đúng cách và an toàn
>> Có thể mẹ quan tâm: Khi bé bắt đầu lẫy lật, rồi tập đi, nhiều mẹ thường lo lắng việc mặc bỉm có thể ảnh hưởng đến dáng đi của con. Nếu mẹ cũng có băn khoăn này thì đừng bỏ qua bài viết: Bé đóng bỉm nhiều có bị vòng kiềng nhé!
Tập lẫy đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển đầu đời của trẻ. Với những chia sẻ về trẻ sơ sinh tập lẫy trên đây, hy vọng mẹ sẽ có thêm thông tin và chú ý quan sát dấu hiệu từ con để có thể hỗ trợ kịp thời cả về sức lực tác động và tinh thần để giúp con mau biết lẫy nhé!