Ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất cà phê bền vững

Mục lục

Unnamed (1)

Cây cà phê là cây công nghiệp phổ biến ở nước ta với tổng diện tích đạt hơn 700 nghìn ha (số liệu 2021), trong đó vùng Tây Nguyên với các tỉnh như Lâm Đồng, Gia Lai, ĐakLak đang là vùng sản xuất cà phê chính của cả nước. Hiện tại, có hai loại cà phê chính có ý nghĩa kinh tế là dòng Arabica và Robusta.

Phương pháp canh tác chủ yếu tại các vùng trồng hiện nay vẫn là theo hướng lạm dụng nhiều thuốc diệt cỏ, phân bón hoá học và thuốc BVTV hoá học để trừ sâu bệnh.

Vì thế, tại nhiều vùng trồng hiện nay đã xuất hiện tình trạng đất đai khô cằn, thiếu dinh dưỡng dẫn tới sản lượng cây cà phê ngày càng giảm sút. Một phần, do người nông dân chưa nắm được kỹ thuật canh tác.

Điển hình như ở Gia Lai có vườn anh Xuân (tại làng Groi Wêt), do canh tác không đúng cách nên có năm nhà anh chỉ thu được 3 tấn cà phê/ 1,5ha (khá thấp so với năng suất trung bình rơi vào khoảng 4-4.5 tấn/1,5ha).

Tới năm 2020, anh Xuân bắt tay vào canh tác theo quy trình của EMI Nhật Bản với mong muốn cứu rỗi lại vườn cà phê.

Ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất cà phê bền vững 1
Anh Xuân làng Groi Wet, xã Glar, huyện Đăk Đoa tỉa chồi cà phê giúp cây nuôi quả.

Xem thêm: Cà phê nguyên chất

Vậy EMI Nhật Bản đã ứng dụng vi sinh trong canh tác vườn cà phê như thế nào?

Vi sinh vật rất nhỏ bé, chúng vốn tồn tại với số lượng lớn và nhiều trong tự nhiên nhưng hầu hết chúng đều ở dạng vi sinh vật trung tính. Bản chất khi bổ sung vi sinh EMI, là giúp cân bằng hệ vi sinh vật trong đất, định hướng những loài này theo hướng có lợi cho đất, cho cây.

EMI Nhật Bản đã sử dụng các chế phẩm sinh học trong canh tác cà phê như sau:

Sử dụng vi sinh Emina đổ gốc

Tác dụng để phân huỷ các chất có trong đất, trong phân bón thành dạng cây dễ hấp thụ, tiêu diệt trứng ấu trùng sâu bệnh trong đất, đồng thời giúp tạo một lớp vi sinh vật có lợi làm nền cho đất trồng.

  • 2 lít Emina + 200 lít nước tưới gốc

Sử dụng vi sinh EMINA-P kết hợp vi sinh BT-Emi phòng trừ sâu bệnh

Bản chất của vi sinh EMINA-P bao gồm các vi khuẩn như : Lactic, Bacillus, nấm Sacharomyces,… Nhưng loại vi khuẩn này có tác dụng làm sạch lá, kiểm soát bệnh hại, định hướng hệ vi sinh trong đất và trên cây theo hướng có lợi cho đất và cây trồng.

BT-EMI bao gồm các loại vi sinh vật, nấm ký sinh… những loại vi khuẩn và nấm này giúp kiểm soát sâu hại trên cây trồng với cơ chế làm tê liệt hệ tiêu hoá, xâm nhập vào lớp vỏ ngoài và các khớp chân của sâu hại. Điều này dẫn tới sâu hại không di chuyển được và chết dần.

Các loại vi sinh vật này có quy mô tác động nhỏ, tức là chỉ tác động đến các loại nấm bệnh và sâu hại, không gây ảnh hưởng tới các loài thiên địch hay sức khoẻ con người.

  • 2 lít EMINA-P + 2 lít BT-EMI+ 200 lít phun ướt đẫm thân, cây và hai mặt lá

Cách phòng trừ với bênh thối rễ “nan y” của cây cà phê

Trên cây cà phê có rất nhiều loại sâu bệnh hại như: thối rễ, lở cổ rễ, nấm hồng, rệp sáp,… Trong đó, bệnh thối rễ cà phê là một trong những bệnh hại điển hình mà nhà nông trồng cà phê thường xuyên gặp phải, đặc biệt khi Tây Nguyên bắt đầu mùa mưa về, tình trạng nặng nề sẽ khiến cây vàng lá rụng lá dẫn đến chết rất nhanh.

Bệnh thối rễ cà phê (Nguồn: Hoang Sy)
Bệnh thối rễ trên cây cà phê

Triệu chứng

Bệnh vàng lá thối rễ trên cây cà phê hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu biết cách nhận biết triệu chứng sớm và có tác động kịp thời.

Triệu chứng trên cành lá khiến cây sinh trưởng chậm, lá vàng, chùn đọt, cây thường bị nghiêng trong mùa mưa và rất dễ nhổ lên bằng tay.

Rễ tơ bị thối đen, có nhiều rễ bị sưng thành từng cục, đến khi rễ lớn bị thối không hấp thụ được dinh dưỡng, cây sẽ chết nhanh chóng.

Cách ngăn ngừa

Ngoài các phương pháp để cỏ trong vườn (bà con tham khảo thêm tác dụng của việc để cỏ trong vườn tại eminhatban.vn), bà con tuân thủ theo quy trình chữa bệnh vàng lá thối rễ từ EMI Nhật Bản như sau:

-Phun phòng bệnh bằng EMINA đổ gốc nhằm ngăn chặn phát sinh nấm hại trong đất theo tỉ lệ 2-3 lít+ 200 lít nước.

-Kết hợp với phun chế phẩm EMINA đổ gốc với bón phân hữu cơ và sử dụng đạm tự ủ thay thế phân hoá học (phương pháp ủ đạm cá, đậu, phân hữu cơ bà con có thể tham khảo tại website: eminhatban.vn)

-Bên cạnh đó phun thêm BT-EMI phòng trừ rệp sáp, sâu hại để hạn chế được nguồn lâu lan bệnh: 2-3 lít +200 lít nước.

-Phòng bệnh vững vàng, tuy nhiên, không thể lường trước được, khi bệnh phát sinh, đầu tiên cần xử lý bằng vôi toàn vườn, sau đó phun chế phẩm sinh học EMINA-P liều cao 5 lít +200 lít nước và TUYỆT ĐỐI KHÔNG BÓN PHÂN cho cây trong quá trình bị bệnh.

Như vậy, bằng việc sử dụng vi sinh vật trong các chế phẩm EMINA, bà con có thể yên tâm canh tác cà phê theo hướng “nhà nông không dùng hoá chất”, không những năng suất tăng, mà còn đảm bảo sức khoẻ cho bà con, bảo vệ môi trường nông nghiệp bền vững, tiết kiệm chi phí.

Điển hình như nhà anh Xuân (theo đầu bài viết đã đề cập), khi ứng dụng vi sinh vào sản xuất cà phê, anh được giảm 30% chi phí đầu tư so với trước, năng suất thu hoạch đạt gần 5 tấn nhân.

Từ đó, anh nhân rộng mô hình cho bà con quanh khu vực, đẩy diện tích trồng cà phê theo hướng ứng dụng vi sinh lên tới 70ha tại Gia Lai.

Để tham khảo các thông tin canh tác cà phê, cũng như phòng trừ các loại sâu bệnh khác trên cây cà phê nói riêng, các loại cây trồng nói chung bà con tham khảo thêm tại webisite: eminhatban.vn

Scroll to Top